Lá bàng và công dụng trong việc nuôi cá cảnh

Add a review
Lá bàng khô được hầu hết dân chơi cá Betta sử dụng từ trong và ngoài nước. Và tại sao lá bàng lại được xem là thần dược cho betta và cá cảnh khác ?
công dụng lá bàng cho cá betta
Lá bàng được xem như là thần dược đối với cá cảnh như cá Betta, cá guppy, cá Rồng, v.v... Vậy tại sao lá bàng lại được gọi là "thần dược", cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé

Lá bàng gồm những thành phần gì?

Bàng còn có tên gọi khác là Quang Lang và có tên khoa học là Terminalia catappa. Bàng là một loại cây rất phổ biến ở nước ta, bạn có thể bắt gặp ở mọi nơi, nhưng ít ai biết đến Lá bàng khô được sử dụng như một loại thần dược để phòng và trị bệnh cho một số loại cá cảnh. 
Lá bàng khô được xem là một loại thảo dược được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu và sử dụng thành công trong điều trị bệnh về nấm, kí sinh trùng và kháng khuẩn.
Vậy trong lá bàng có chất gì mà lại được xem như thần dược ? Cùng điểm qua những dưỡng chất chính có trong lá bàng nhé

Tanin - Tannin

Theo các nghiên cứu khoa học: thì trong lá bàng có chứa nhiều tanin (hay tannin) là một chất giúp tạo màu, giúp giảm viêm nhiễm, giúp vết thương mau lành. 
Đặc biệt, đối với con người thì hoạt chất Tanin của lá bàng được tận dụng như thuốc sát khuẩn và chống mưng mủ cho những vết thương ngoài da.

Flavonoid

Theo nhiều công trình nghiên cứu, trong lá bàng chứa nhiều Flavonoid bao gồm isovitexin, vitexin, isoorientin,  rutin và triterpenoiods. Các chất này đã được nghiên cứu là có phổ hoạt tính rất rộng và được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống, nhất là trong dược phẩm và thực phẩm chức năng. Một hoạt tính chủ yếu đó là hoạt tính chống ôxy hóa. Flavonoid được nghiên cứu  còn có nhiều tác dụng khác như là khả năng kháng nấm, kháng viêm, ức chế  enzyme. Hay hoạt tính đối với mạch máu, hoạt tính oestrogen, khả năng kháng khối  u và gây độc tế bào (Trần Văn Sung và cộng sự, 2011).

Axit Humic

Dưỡng chất tiết ra từ lá bàng sẽ tạo ra môi trường nước tự nhiên hơn cho cá betta nói riêng và cá cảnh khác. Vì lá bàng tiết ra một loại nhựa có chứa axit humic và loại axit này được xem như là một chất tiêu diệt và ngăn ngừa hữu hiệu các loại vi khuẩn, các loại nấm trên cá. Trong tự nhiên, khi bị bệnh thì một số loài cá sẽ chủ động tìm đến nơi có lá bàng rụng và cư trú ở đó.

Canxi - Calcium 

Một trong những chất quan trọng có chứa trong lá bàng đó là một lượng Calcium rất cao do vậy sẽ làm tăng cấu trúc, giúp bộ xương cá khỏe mạnh, các vây cá sẽ to đều và đẹp.

Các loại dưỡng chất khác

Ngoài ra trong lá bàng còn cá những loại dưỡng chất khác giúp giảm nồng độ NH3 (Amoniac - do phân cá tích tụ lâu ngày tiết ra), giúp cá tránh bị tình trạng ngộ độc NH3
Lá bàng có tác dụng làm giảm độ pH của nước nhưng không đáng kể . Lá bàng có chứa violaxanthin, violeoxanthin, lutheinepoxid và thêm hai chất luthein-izomer các chất này rất hữu ích cho cá cảnh nói chung và các loại cá betta nói riêng.
Ngoài ra trong lá bàng còn được xác định là có  các loại dầu dễ bay hơi như quercetin, corilagin, kamferolphenols, saponin, nhựa  thơm, và squalene.



Lá bàng khô
Lá bàng khô chứa nhiều tanin và dưỡng chất cho betta khỏe mạnh

Công dụng chính của lá bàng khô đối với cá cảnh

Cùng điểm lại những lợi ích mà lá bàng đem đến cho những chú cá betta của bạn.
- Tạo môi trường tự nhiên cho cá
- Giúp kháng khuẩn, phòng ngừa nấm, kí sinh trùng.
- Cung cấp canxi giúp cấu trúc vây, xương khỏe mạnh
- Giảm nồng độ Amoniac (NH3) trong nước.
- Giảm độ PH
- Giảm stress.
- Tăng cường hệ miễn dịch
- Kích thích sinh sản

Lựa chọn và sử dụng lá bàng khô như thế nào ?

chọn lựa lá bàng khô chuẩn nhất


Chiết xuất từ lá bàng sẽ tái lập một môi trường gần tự nhiên hơn cho cá betta cũng như một số loại cá khác. Cá Betta khi được sống trong môi trường nước lá bàng sẽ khỏe đẹp cùng với những bộ vây đều to, cứng cáp. Ngoài ra việc áp dụng lá bàng thích hợp sẽ kích thích cá sinh sản khi đủ tuổi trưởng thành. Việc thay nước sẽ không cần thường xuyên vì lá bàng sẽ làm mất mùi hôi của nước và hồ cá. 

Lựa chọn lá bàng như thế nào là phù hợp nhất ?

Theo  kinh nghiệm của người chơi cá cảnh, chỉ chọn lá bàng khô, đã úa vàng hoặc rơi rụng có màu nâu đỏ. Đừng lấy lá bàng tươi đem phơi khô nhé

Xử lý lá bàng khô như thế nào ?

Đầu tiên chúng ta cần phải rửa sạch qua một lần vì biết đâu trên lá bàng khô còn dính những bụi bẩn, chất có hại mà mắt thường không nhìn thấy được.
Sau đó chúng ta phơi khô và dự trữ trong túi bóng cẩn thận.

Ngâm lá bàng khô như thế nào là chuẩn nhất ?


Cập nhật...

Similar Products

2602852698879873427

Add a review